Bao bì nhựa sinh học giảm ô nhiễm môi trường

Theo TS Hồ Sơn Lâm – Viện Khoa học vật liệu ứng dụng thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong những năm 1960 – 1970, người ta nhận ra rằng, môi trường đang bị hủy hoại bởi những hoạt động tạo ra các sản phẩm mới của chính mình. Cụ thể, các vật liệu polymer từ hóa dầu đã làm cho con người tiến xa về phía trước, nhưng người ta cũng đã nhận thấy rằng, các loại vật liệu này là mối nguy hại tiềm ẩn cho môi trường sinh thái vì nó không thể tự phân hủy. Chỉ có những tác động về cơ học và nhiệt mới có thể phá hủy nó, nhưng lại tạo ra nhiều chất độc hại hơn và đòi hỏi chi phí khổng lồ, vượt qua cả giá thành tạo ra chúng. 
>>> thiết kế bao bì đẹp
Đặc biệt, vào đầu thế kỷ 21, dân số thế giới khoảng 6 tỷ người và dự báo trong vòng 50 năm tới con số đó sẽ khoảng 10 tỷ người. Với số dân như vậy, không chỉ thức ăn, nước uống, năng lượng phải tăng lên một cách đáng kể, mà ngay cả rác thải cũng là một vấn nạn chưa có cách giải quyết. Trong hàng tỷ tấn rác thải trên toàn cầu, một lượng lớn rác thải có nguồn gốc polymer không phân hủy được. 

Ngoài ra, hàng năm còn có khoảng 150 triệu tấn polymer được sản xuất để phục vụ nhu cầu của con người và số đó ngày càng tăng theo đà tăng dân số và đời sống. Song song với điều đó, số lượng rác từ các sản phẩm này cũng tăng lên đáng kể, đó sẽ là thách thức lớn cho môi trường của trái đất. Chính vì thế, việc nghiên cứu và sản xuất polymer phân hủy sinh học trong giai đoạn hiện nay là mối quan tâm của toàn thể nhân loại và hết sức cần thiết nhằm giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của các sản phẩm polymer tạo ra từ hóa dầu trước đây để lại. 

[Gia de hang – cokhiviet – 120] 

Bà Nguyễn Thị Thu Thảo, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: Theo thống kê của Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình mỗi ngày, một người tiêu dùng sử dụng ít nhất một túi ni lông. Như vậy, với dân số hơn 80 triệu người, mỗi ngày nước ta phải tiêu thụ hơn 80 triệu túi ni lông và con số này ngày càng tăng theo đà tăng dân số. Song song với đó, số lượng rác thải cũng tăng lên không ngừng. Đây là một thách thức lớn cho môi trường. Bởi vì phải mất một thời gian rất lâu, có thể 500 năm, thậm chí 1 triệu năm, những túi ni lông này mới có thể phân hủy được. 

Trước thực trạng này, cần phải có những dạng vật liệu tương ứng tính năng của polymer truyền thống để thay thế. Đó chính là polymer có khả năng phân hủy sinh học mà khi gặp tác động của nước, không khí, nấm, vi khuẩn trong tự nhiên, các polymer này sẽ tự phân hủy thành những chất không có hại cho môi trường.

Hóa chất làm giảm điện trở đất, Được triển khai từ 1992, hoá chất cải tạo đất GEM là vật liệu dẫn điện rất tốt. Hoá chất này có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn khi thực hiện hệ thống nối đất. GEM cải thiện rất hiệu quả đất trong mọi điều kiện khác nhau của đất.

Tận dụng các nguồn tài nguyên thực vật 

Bên cạnh yếu tố giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, việc sản xuất và ứng dụng bao bì nhựa sinh học trong đời sống còn nhằm mục đích tận dụng nguồn tài nguyên thực vật đang dư dôi trong xã hội và thúc đẩy ngành nhựa Việt Nam phát triển. Đề cập đến vấn đề này, TS Hồ Sơn Lâm cho rằng, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật khá phong phú và đa dạng, trong đó lượng acid béo từ cây có dầu chiếm một tỷ lệ đáng kể, nhưng chưa được sử dụng hợp lý. Nếu từ nguồn dầu béo trên có thể tổng hợp được một dạng polymer tự phân hủy sinh học với giá thành chấp nhận được, có thể sẽ là bước đột phá trong công nghiệp chất dẻo ở Việt Nam. 

Đồng quan điểm này, ông Đỗ Thành Thanh Sơn – Khoa Công nghệ vật liệu (Đại học Bách khoa TPHCM) phân tích: Những năm gần đây, tính ưu việt của polymer – đặc biệt là trơ với môi trường đã trở thành vấn nạn mà các nhà khoa học phải đổ công sức ra khắc phục không thua kém khi tìm ra các polymer mới nhằm bảo vệ môi trường sống trước sự ô nhiễm do rác nhựa. Hầu hết các nhựa tổng hợp có nguồn gốc từ nguyên liệu hóa thạch và không có khả năng phân hủy sinh học. 

Trong khi đó, nguồn nguyên liệu hóa thạch cũng có giới hạn. Do đó, cần phải tìm nguồn nguyên liệu khác – nguồn nguyên liệu tái tạo được. Cụ thể, theo tiêu chuẩn ASTM, vật liệu trên cơ sở sinh học là những vật liệu hữu cơ trong đó carbon có nguồn gốc từ quá trình sinh học. Vật liệu bio – based bao gồm tất cả các khối vật chất thực vật và động vật có được từ việc cố định CO2 qua quá trình quang hợp được xem là vật liệu tái tạo được. Với nguồn vật liệu hữu cơ hiện nay ở nước ta khá dồi dào và không lo bị cạn kiệt như tinh bột, cellulose, sợi thiên nhiên, chitin và chitosan, protein đậu nành, mía đường… là lợi thế để sản xuất các sản phẩm polymer bao bì nhựa sinh học. 

Với những vấn đề nêu trên, sự ra đời của công nghệ nhựa sinh học được xem là một giải pháp giảm dần sự lệ thuộc vào dầu mỏ đang có nguy cơ cạn kiệt, đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường cho cộng đồng.

THAM KHẢO THÊM

 

Chuyên mục :

Tin tức liên quan